Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ đem lại thành công và giúp cho doanh nghiệp tồn tại trong một môi trường thay đổi từng ngày. Do đó, khi bạn xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể chi tiết và thực hiện hóa chúng khoa học, theo trình tự, biết nắm bắt cơ hội thì con đường sẽ luôn rộng mở!

1. Bước 1: Thiết lập mục tiêu của công ty

Trước khi xây dựng chiến lược thì bạn phải xác định rõ mục tiêu

Trong các bước xây dựng chiến lược kinh doanh thì đầu tiên bạn phải xác lập mục đích hay mục tiêu mong muốn đạt được trong tương lai. Quan trọng là những mục tiêu đưa ra phải khả quan, phù hợp với thực tế về cả nhu cầu của người tiêu dùng cũng như nguồn nhân lực và vốn dự trù của doanh nghiệp.

Mục tiêu khả thi sẽ là con đường dẫn tới thành công của bất cứ doanh nghiệp nào nhưng khi xác định mục tiêu bạn cũng phải thật nỗ lực cố gắng để thực hiện chúng cũng như tránh những vết xe đổ của bậc đi trước.

2. Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại

Từ mục tiêu đưa ra, bạn cần thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn như sách, báo, internet, phim, ảnh, nghiên cứu khoa học,…  và nghiên cứu thực tế để đưa ra những đánh giá cụ thể về tình hình thị trường cũng như những thuận lợi, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.  Bạn cần quan tâm hai lĩnh vực:

 Đánh giá môi trường kinh doanh:

Để nắm bắt nhu cầu của thị trường, từ đó xác định xem những rủi ro doanh nghiệp gặp phải và những điểm mạnh mình đang có từ đó đưa ra chính sách, phương án giải pháp cụ thể.

Đánh giá nội lực:

Từ những thông tin thu thập được từ thị trường, bạn tiến hành phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp dưới các góc cạnh như: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

3. Bước 3: Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm quyết định sự sống còn của doanh nghiệp

Khi đã xác định được mục tiêu, nắm rõ được nhu cầu của thị trường thì bước tiếp theo trong chiến lược kinh doanh chính là tiến hành chiến lược sản phẩm. Đây là bước quyết định sự sống còn của doanh nghiệp để đưa sản phẩm của mình tới khách hàng.

Bên cạnh đó, chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bước này sẽ hạn chế rủi ro, thất bại cho doanh nghiệp và đưa ra con đường đúng đắn nhất theo các phương án đã đề ra trước đó.

Khi lên kế hoạch thì bạn phải xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm hiện nay là gì? Những đối thủ cạnh tranh của mình có những chính xác như thế nào và hiệu quả của họ ra sao từ đó đưa ra phương thức quảng bá sản phẩm mới lạ và thu hút khách hàng.

Để nâng cao hiệu quả bán hàng thì sản phẩm tung ra thị trường cần đảm bảo các yếu tố: chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn cùng với đó là chính sách quảng bá hấp dẫn người tiêu dùng.

Khi lên chiến lược sản phẩm thì doanh nghiệp phải làm rõ các vấn đề: mục tiêu cần đạt là gì? Đối thủ cạnh tranh là ai? Cạnh tranh như thế nào và lợi thế của doanh nghiệp là gì? Phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp ra sao?

4. Bước 4: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch 

Cuối cùng trong các bước chiến lược kinh doanh chính là đánh giá sự khả thi của chiến lược và kiểm soát quá trình thực thi nghiêm ngặt có tư duy khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Với những chia sẻ trên về các bước chiến lược kinh doanh hy vọng sẽ giúp bạn có tầm nhìn mới và đi đúng hướng giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Để biết thêm chi tiết hãy liên hệ với công ty khảo sát thị trường Virac để được tư vấn và đưa ra những chiến lược cụ thể nhất!

Thông tin liên hệ:

Công ty nghiên cứu thị trường Virac – Vietnam Industry Research and Consultancy
Telephone: 024 6328 9520
Address 1: Tầng 6 số 36 đường Hoàng Cầu Quận Đống Đa thành phố Hà Nội
Address 2: Tầng 5 Tòa nhà PaxSky số 123 đường Nguyễn Đình Chiểu Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh

>> Xem thêm

Xử lý thế nào đối với các trường hợp xâm phạm nhãn hiệu?

Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu uy tín ở hà nội và tphcm

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *