Tiêu chuẩn kích thước ván khuôn thép định hình trong xây dựng
|Ván khuôn thép định hình là thiết bị phổ biến được dùng trong các công trình xây dựng hiện nay nhiều người biết đến. Loại ván khuôn này sẽ sản xuất sẵn trong công xưởng hoặc nhà máy theo kích thước tiêu chuẩn quy định chung sao cho phù hợp với kích thước các bộ phận kết cấu công trình như dầm, cột,.. Khi sử dụng, công nhân chỉ cần lắp ráp, sắp xếp vào vị trí thi công.
Kích thước tiêu chuẩn của ván khuôn thép định hình trong xây dựng
Ván khuôn thép hay còn được gọi với các tên khác như cốp pha thép, cốp pha xây dựng, coffa thép, cốp pha định hình….. Dù được gọi với tên nào thì người làm trong nghề xây dựng vẫn hiểu được. Ván khuôn thép định hình có kích thước đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chủ đầu tư lựa chọn kích thước phù hợp nhất.
Hệ thống ván khuôn được liên kết cố định với nhau bằng các phụ kiện như: gông cột, V góc, giun kẹp,.. Nó dùng để định hình khối bê tông, khi tháo rời sẽ cho kết quả là khối bê tông chắc chắn và nguyên vẹn.
Vậy các kích thước tiêu chuẩn của ván khuôn thép như thế nào?
Chiều dài: thường có kích thước là 600 – 900 – 1200 – 1500 – 1800mm;
Chiều rộng: thường có kích thước là 200 – 250 – 300 – 350 – 400 – 450 – 500mm..
Tole của ván khuôn dày khoảng 2.0 ly
Trong cốp pha thép thì khung sườn được tạo nên từ các than la mang độ dày 2.5 ly.
Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ván khuôn trong xây dựng
Bất kỳ thiết bị nào để được áp dụng sử dụng trong xây dựng đều cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Đặc biệt là ván khuôn phải đạt đủ nhiều điều kiện khắt khe mới được ứng dụng trong thi công nhằm đảm bảo chất lượng của công trình cũng như an toàn của người làm việc.
Tiêu chuẩn của ván khuôn thép định hình trong xây dựng là:
- Trước khi tiến hành tháo lắp để đổ bê tông cần thường xuyên kiểm tra bề mặt của ván khuôn.
- Ván khuôn thép có độ bền tốt, để tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ thầu nên tái sử dụng thiết bị này nhiều lần.
- Ván khuôn thép định hình cần chịu tải trọng tốt để hỗ trợ chứa và nén bê tông tươi
- Ván khuôn cần dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ cũng như dễ dàng nâng lên, hạ xuống.
- Ván khuôn chịu được các tác động của thời tiết, đảm bảo tính ổn định.
Những ưu điểm và nhược điểm của ván khuôn thép định hình
Tất cả các thiết bị ván khuôn thép đều được sơn một lớp sơn chống gỉ nhằm mục đích chống oxy hóa và rỉ sắt. Nhờ vậy mà độ bền của thiết bị sẽ tăng cao hơn, chủ thầu dễ dàng bảo quản và tái sử dụng cho những lần tiếp theo. Cấu tạo của ván khuôn chỉ có ít bộ phận nên việc lắp ráp cũng khá đơn giản, gọn nhẹ. Nếu xét về độ bền so với giá cả thì ván khuôn thép có giá rẻ hơn nhiều các loại ván khuôn khác trên thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, ván khuôn cũng có các ưu điểm khác như:
- Khả năng chịu lực tốt nhất hiện nay, phần khung làm từ chất liệu chắc chắn nên khó mà bị phá hủy. Giúp giảm thiểu thời gian xây dựng cho công nhân.
- Cho chất lượng bề mặt sàn, cột có độ thẩm mĩ và độ chắc chắn.
- Ván khuôn thép định hình được sử dụng phổ biến nhất do có độ chính xác cao, an toàn và đa dạng về kích thước.
Nhược điểm của ván khuôn thép định hình
- So với các loại ván khuôn khác thì ván khuôn thép có trọng lượng tương đối nặng nên thao tác lắp ráp sẽ khó khăn hơn, không an toàn trong sử dụng
- Ván khuôn thép dễ bị bám dính bê tông.
- Vì lắp ráp khó hơn nên chủ đầu tư sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí nhân công.
Trên đây Nexsuns đã tổng hợp những thông tin về ván khuôn thép định hình. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về thiết bị này, từ đó ứng dụng vào sử dụng hiệu quả hơn.
Bạn có thể quan tâm tới bài viết: